AHA

So sánh AHA và BHA: Công dụng trị mụn và cách sử dụng đúng

AHA và BHA là gì? Công dụng trị mụn của 2 hoạt chất này có đúng như lời đồn? Đâu là sự lựa chọn phù hợp với làn da của bạn và sử dụng như thế nào mới đem lại hiệu quả tốt nhất? Hãy cùng Bevita tìm hiểu nhé!

AHA và BHA là hai chất nằm trong top key ingredient cần có cho da bên cạnh Vitamin C, Niacinamide hay Retinol,… Nghe thoáng qua thì 2 chất này có vẻ khá giống nhau và đều là acid. Nhưng thực tế thì chúng khác nhau rất rõ và phù hợp với từng loại da và vấn đề da khác nhau.

AHA là gì?

AHA còn gọi là Alpha Hydroxy Acid, là loại acids được dẫn xuất từ các thành phần tự nhiên như đường mía, sữa, nho,… AHA tan trong nước và các cấu tạo phân tử của nó khá nhỏ. AHA được khuyên dùng cho da khô, da lão hóa và da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời vì AHA là một chất hút ẩm từ môi trường và được chứng minh rằng sẽ giúp để cải thiện độ ẩm trong da.

AHA

Cách thức hoạt động của AHA là làm tan các chất dính giữa những tế bào trên bề mặt để có thể giúp những tế bào chết dễ rơi ra hơn. AHA tốt trong việc giúp giảm sần vỏ cam trên da, cải thiện texture da, da sẽ nhìn mượt hơn, căng bóng và đẹp hơn. Các AHA phổ biến nhất là Glycolic Acid và Lactic Acid. Ngoài ra còn có các acid khác như Mandelic Acid, Malic Acid,…

BHA là gì?

BHA còn gọi là Beta Hydroxy Acid, là loại acid được chiết xuất từ cây Willow Bark. Khác với AHA, BHA tan trong dầu và đó là lý do giúp BHA đi sâu vào lỗ chân lông và đẩy chất bẩn, mụn lên nhiều hơn so với AHA. BHA cực kỳ hữu ích trong việc điều trị mụn.

BHA

Ngoài ra, BHA giúp giảm sự xuất hiện của các nếp nhăn, cải thiện độ nhám da và hỗ trợ trong việc làm giảm các rối loạn sắc tố da. Do tan trong dầu và gây khô da nên BHA thường không được khuyến cáo dành cho ai da khô. Có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn thành ra ai xài BHA mà thấy lên mụn viêm nhiều hơn thì là do da yếu và đang bị kích ứng với BHA. BHA phổ biến nhất là Salicylic Acid.

Vậy bạn nên lựa chọn AHA hay BHA hay xài kết hợp?

Cái này chủ yếu dựa nhiều vào nhu cầu của mỗi người. Nếu bạn thấy da của bạn không đẹp, da không được mịn màng thì nên xài AHA hơn BHA và AHA giúp làm giảm thâm tốt hơn BHA. Còn nếu bạn thấy bạn bị mụn đầu đen, bít tắc lỗ chân lông nhiều thì nên xài BHA. Việc kết hợp cả 2 hay không thì ngoài việc nhu cầu còn phải xem tiếp tới vấn để da khỏe hay không để mà chịu một lúc 2 loại đặc trị.

Những ai nên dùng AHA/BHA?

AHA – Alpha Hydroxy Acid thích hợp với các loại da sau:

  • Da lão hoá
  • Da khô
  • Da không đều màu, tàn nhang
  • Da bị thô ráp

BHA – Beta Hydroxy Acid thích hợp với các loại da sau:

  • Da dầu
  • Da bị mụn
  • Da bị rối loạn sắc tố
  • Da có vết thâm, mụn

Cách sử dụng AHA/BHA hiệu quả

Để sử dụng AHA/BHA hiệu quả, ngoài lựa chọn đúng nồng độ thích hợp và độ pH hiệu quả thì thứ tự sử dụng sản phẩm cũng rất quan trọng. Các bạn hãy dùng các sản phẩm có chứa ít nhất 1% BHA ở độ pH vào tầm 3.5 – 3.7 thì BHA mới phát huy hiệu quả tối đa. Hiện tại BHA loại mạnh nhất với nồng độ 2% tuy nhiên bạn có thể kiếm dạng nhẹ hơn với tên gọi là Betaine Salicylate chủ yếu được dùng ở mỹ phẩm Hàn vì bên Hàn họ cấm chất Salicylic Acid.

Tương tự như BHA. Nếu bạn dùng sữa rửa mặt có chứa thành phần AHA thì thường sẽ bị trôi mất đi trước khi AHA có thể phát huy tác dụng. Và cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nồng độ, độ pH thì AHA mới hoạt động tốt, theo những nghiên cứu thì AHA làm việc tốt nhất ở nồng độ ít nhất là 4%, độ pH vào tầm 3.5 – 3.7. AHA cũng có 2 dạng phổ biến là Glycolic Acid và Lactic Acid. Lactic Acid ít kích ứng da hơn so với Glycolic Acid vì Lactic Acid có cấu trúc phân tử to hơn, tác dụng hơi chậm hơn và ít kích ứng hơn. Đó là lý do bạn có thể chọn bắt đầu xài với Lactic Acid trước thay vì xài ngay vào Glycolic Acid.

Về thứ tự sử dụng đối với độ pH có tính acid của AHA/BHA thì hầu hết các sản phẩm sẽ được sử dụng sau các bước làm sạch, nhưng trước bước dưỡng ẩm và tốt nhất là vào ban đêm. Bạn có thể dùng một lớp mỏng sản phẩm lên toàn bộ khuôn mặt hoặc chỉ bôi lên vùng da cần chữa trị.

Cách dành cho người mới tập xài AHA/BHA

Nếu lần đầu sử dụng AHA/BHA thì bạn nên chỉ bôi lên vùng da cần chữa trị. Tuy nhiên nếu trong trường hợp da bạn là da khô và quá nhạy cảm, khi sử dụng BHA thì nên dùng một chất dưỡng ẩm nhẹ nhàng trước. Còn ngược lại nếu da bạn khoẻ thì vẫn nên sử dụng ngay sau các bước làm sạch, trước bước dưỡng ẩm. Đừng quên giữa BHA/AHA và dưỡng ẩm cách nhau 30 phút nhé. Khi mới xài nên xài với liều nhẹ và bắt đầu xài từng chất một.

Ví dụ: Xài AHA/BHA 1 lần/1 tuần trong vòng 2-3 tuần nếu thấy kết quả đã ưng ý thì duy trì còn nếu chưa đạt được thì tăng lên 2 lần/tuần và nếu chưa ưng thì lại thêm vào nhưng bạn nên nhớ quan sát kĩ tình trạng da trước và sau khi xài nhé. Ngoài ra, khi xài kết hợp cả 2 thì các bạn nên xài AHA khoảng 1 thời gian trước khi xài BHA kết hợp chung lúc vào để dọn được đống tế bào chết trên bề mặt đến khi xài BHA thì bề mặt thoáng hơn, BHA dễ đẩy lên hơn.

Ngoài ra, bạn có thể bôi lên tầm 10 phút rồi rửa đi. AHA và BHA đều hoạt động nhưng khi rửa đi thì hoạt động sẽ nhẹ nên hơn hợp người mới xài. Có thể không cần đợi 20 – 30 phút mà chỉ đợi 5–10 phút rồi thực hiện các bước dưỡng da tiếp theo.

AHA/BHA nên kết hợp với chất gì để phát huy công dụng tốt nhất?

AHA/BHA và Vitamin C: Vitamin C ở dạng L-Ascorbic Acid (LAA) hoạt động hiệu quả nhất ở pH 2.5 đến 3. Xuống thấp hơn vẫn được bởi vì AHA/BHA là acid mà acid thì tạo ra môi trường pH thấp. Điều đó giúp cho vitamin C phát huy tác dụng tốt nhất. Giúp bạn nhanh chóng sở hữu một làn da trắng sáng.

Một số sản phẩm Bevita muốn giới thiệu tới các bạn:

  • Gel dưỡng kiềm dầu Neostrata Oil Control Gel 30ml 8 PHA/AHA (thích hợp cho người mới sử dụng).
  • Gel trị mụn Neostrata Spot Treatment Gel 15g 2% BHA (dùng để chấm lên những nốt mụn).
  • Toner giảm dầu Neostrata Oily Skin Solution 8 AHA 100ml (dành cho người đã dùng quen với acid nồng độ cao).

Toner giảm dầu NeoStrata Oily Skin Solution 8 AHA 100ml

AHA/BHA không nên kết hợp với chất gì để tránh những phản ứng không tốt xảy ra với làn da bạn?

AHA/BHA và Retinol: Retinol hoạt động tốt nhất ở pH khoảng 5.5-6, là pH chỉ hơi acid nhẹ thôi thế nhưng mà các loại acid như AHA/BHA thì pH thấp hơn 5.5 nhiều. Nếu sử dụng kết hợp da bạn có thể sẽ bị kích ứng, thậm chí là xảy ra những vấn đề nghiêm trọng hơn.

Các lưu ý khi xài AHA/BHA

Có thể kết hợp thêm tẩy tế bào chết cơ học nhưng nên xem xét có cần thiết cho da bạn hay không?

Ví dụ: Bạn còn trẻ cỡ 17-18 tuổi, da chưa quá lão hóa, quá trình thay da còn tốt, bạn ít bị stress, ở nơi sạch sẽ, mát mẻ ít bụi thì tế bào chết ít bị ứ đọng hơn nên việc xài tẩy tế bào chết cơ học là không cần thiết. Việc xài 1 loại tẩy tế bào chết cơ học đúng sẽ giúp lấy đi tế bào chết tốt hơn vì AHA chỉ giúp làm lỏng các liên kết giữa tế bào trên bề mặt da, giúp nó dễ rơi ra thì tẩy tế bào chết cơ học sẽ giúp nó rớt ra hẳn luôn.

Nên xem xét số lần sử dụng. Cố gắng nhìn tình trạng da để tránh bị tẩy da chết quá đà nhé. Và làn da mỗi người là khác nhau. Người da dầu thì tế bào chết thường nhiều hơn và người da khô thì ít bị hơn. Đó là lý do nếu da bạn khô, cảm thấy không cần thiết thì có thể không xài. Nên kết hợp 1 chu trình dưỡng da có nhiều chất giúp phục hồi và dịu da. Cuối cùng là tuyệt đối không được quên sử dụng kem chống nắng khi sử dụng AHA/BHA.

Mong rằng với bài viết trên Bevita đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng trị mụn thần thánh của AHA/BHA và cách sử dụng chúng một cách hợp lý nhất. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu cần tư vấn, trao đổi, đừng ngần ngại liên hệ với Bevita nhé! Bevita luôn sẵn lòng giúp đỡ bạn.

Tại sao dùng viên uống tinh dầu hoa anh thảo lại hay nổi mụn?
Viên uống hoa anh thảo là giải pháp tự nhiên cho tiền mãn kinh
Hướng dẫn cách sử dụng retinol cho người mới bắt đầu
Gợi ý viên uống chống nắng nào tốt nhất hiện nay?