Ánh nắng mặt trời tác động đến làn da như thế nào?

Ánh nắng mặt trời chính là nguồn năng lượng cần thiết trong cuộc sống sinh hoạt của con người. Vậy bạn có biết tác động của nó đến làn da như thế nào chưa?

Hiện tượng quang hợp, sản sinh vitamin D cùng nhiều quá trình sinh học khác đều cần có sự tác động của ánh nắng mặt trời. Dù vậy, việc tiếp xúc quá lâu với nguồn ánh sáng này đặc biệt đối với làn da sẽ gây hại.
>>>Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc da khỏe đẹp: Những tác nhân gây ảnh hưởng

anh-nang-mac-troi-tac-dong-den-lan-da
Làn da sẽ ra sao nếu thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời? (Ảnh: ST)
Trong cuộc sống hằng ngày, việc tiếp xúc với nguồn ánh sáng từ mặt trời là điều khó tránh khỏi. Những lời khuyên về sử dụng kem chống nắng, kính râm… để hạn chế thời gian dưới tia nắng này luôn được nhắc đến trong quá trình chăm sóc da.

Ánh nắng mặt trời là gì?

Tổng hợp các tia quang phổ và nhiều tia có bước sóng dài ngắn khác nhau được gọi chung là ánh nắng mặt trời. Bước sóng ngắn từ 280 – 400nm là tia cực tím không thể thấy được, khoảng 400 – 700 nm là ánh sáng có thể thấy được và bước sóng dài 700 nm – 1mm là ánh sáng hồng ngoại.
Cả ba loại ánh sáng đều có thể xâm nhập sâu vào da nhưng chỉ có tia cực tím (tia UV) có tác động đến các tế bào sản sinh nhiều gốc tự do có hoạt tính cao phá hủy sự cân bằng trên da.

anh-nang-mac-troi-tac-dong-den-lan-da-tia-uv
Các gốc tự do được hình thành gây xáo trộn hệ thống trên da. (Ảnh: ST)
Trước sự xuất hiện nhanh chóng của các gốc tự do. hiện tượng oxy hóa được đẩy mạnh gây trung hòa các chất chống oxy hóa và xuất hiện nếp nhăn, nguy cơ viêm nhiễm các bệnh về da.
Có 3 loại tia UV: UVA, UVB và UVC.
anh-nang-mac-troi-tac-dong-den-lan-da-cac-loai-tia-uv
Tổng quan về sự ảnh hưởng của tia UV có trong ánh nắng mặt trời. (Ảnh: ST)
Tia UVA: Làm cho da bị lão hóa sớm.
Tia UVB: Hình thành vitamin D, tiếp xúc quá lâu gây ra hiện tượng sạm da, tổn thương DNA.
Tia UVC: Bị chặn lại ở tầng khí quyển, không tác động lên da.

Ánh nắng mặt trời tác động đến làn da như thế nào?

Tác động tích cực của ánh nắng mặt trời

Có vẻ không liên quan nhưng ánh nắng mặt trời là tác nhân ảnh hưởng đến cảm xúc con người, nhất là chứng SAD – Rối loạn cảm xúc theo mùa. Nồng độ seronotin được sản sinh trong não bị ảnh hưởng trực tiếp đến lượng ánh nắng mặt trời tiếp xúc ngày hôm đó. Đây là chất hóa học được tiết ra ở não và song hành cùng cảm giác hạnh phúc.

anh-nang-mat-troi-tac-dong-den-lan-da-cac-loai-tich-cuc
Cảm xúc của con người bị chi phối bởi ánh nắng mặt trời. (Ảnh: ST)
Ngược lại, các biểu hiện khó tập trung, trầm cảm, suy nhược, thậm chí là ngủ quá nhiều cũng bị gây ra từ việc ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Và vitamin D cũng là dưỡng chất giúp xương khỏe mạnh.

Tác động tiêu cực của ánh nắng mặt trời

Nhiều cơ sở từ bác sĩ và bác sĩ da liễu đã chứng minh hơn 90% bệnh ung thư da liên quan đến việc phơi nắng – không sử dụng kem chống nắng.

anh-nang-mac-troi-tac-dong-den-lan-da-nhu-the-nao
Giải pháp đơn giản nhất để bảo vệ làn da là sử dụng kem chống nắng cho da mặt và cơ thể. (Ảnh: ST)
Tia UVA: Xuyên qua được lớp mây, sương, cửa sổ, gương, kích hoạt các sắc tố có sẵn trên tế bào khiến da đổi màu, suy giảm miễn dịch, hình thành khối u ác tính, xúc tiến quá trình lão hóa, tổn thương võng mạc và mắt…
Tia UVB: Có sự biến động trong ngày, hoạt động mạnh nhất vào buổi trưa, kích thích tế bào sinh trưởng lớp biểu bì dày gây ra tình trạng rám nắng kéo dài, ung thư da và tổn thương mắt, võng mạc.

Cháy nắng

Đây là tình trạng khi da bị ảnh hưởng từ tia UVB. Biểu hiện của da thông thường là da bị đỏ, đau và phồng rộp và xuất hiện sau khoảng 5 giờ tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời. Bạn có thể khắc phục tạm thời bằng cách dùng vải lạnh chườm đắp hay các sản phẩm làm mát da.

anh-nang-mat-troi-tac-dong-den-lan-da-chay-nang
Triệu chứng nặng của da cháy nắng sẽ khiến cơ thể mất nước, gây chóng mặt. (Ảnh: ST)
Về lâu dài, bạn nên sử dụng kem chống nắng và hạn chế việc tiếp xúc trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 16 giờ chiều khi tia UV hoạt động mạnh nhất. Trường hợp nặng bạn nên tìm đến bác sĩ để có phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Dị ứng ánh nắng mặt trời

Dị ứng ánh nắng mặt trời là tình trạng da chịu kích thích bởi sự oxy hóa của tia UVA và sản sinh các gốc tự do tia UVB. Ngoài ra, cũng có trường hợp da dị ứng quang học bởi sự tác động đến việc dùng thuốc uống, bôi ngoài da và mỹ phẩm.

Lão hóa da sớm

Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gây ra chứng lão hóa da sớm, da có tàn nhang, đồi mồi và mất đi tính đàn hồi, sần sùi, khô ráp.

Ung thư da

Một triệu chứng nặng hơn của da bởi ánh nắng mặt trời là việc hình dầy sừng quang hóa – biểu hiện tồn tiền ung thư, có màu hồng, đỏ, nâu rộng từ 0.5 đến 3 cm xuất hiện ở vùng môi, mũi, trán, cổ, cẳng tay, da đầu, đầu gối và cả vành tai.

anh-nang-mat-troi-tac-dong-den-lan-da-da-depjpg
Tập luyện thể dục thường xuyên cũng là cách để bạn giữ cơ thể khỏe mạnh. (Ảnh: ST)
Để có thể hạn chế của ánh nắng mặt trời tác động tiêu cực lên làn da, bạn nên sử dụng kem chống nắng mỗi ngày để bảo vệ da, tránh giờ tia UV hoạt động mạnh. Đây là một trong những phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất tốt cho sức khỏe và cả quá trình chăm sóc da của bạn tốt hơn.
Trong những trường hợp có triệu chứng tổn thương da nặng, bạn hãy đến ngay bác sĩ da liễu để nhận lời khuyên tốt nhất.

Theo BEVITA.vn

Tại sao dùng viên uống tinh dầu hoa anh thảo lại hay nổi mụn?
Viên uống hoa anh thảo là giải pháp tự nhiên cho tiền mãn kinh
Hướng dẫn cách sử dụng retinol cho người mới bắt đầu
Gợi ý viên uống chống nắng nào tốt nhất hiện nay?